[masp]KL1
[/masp]
[giaban]580,000đ
[/giaban]
[giacu]850,000đ
[/giacu]
[chitiet]
.jpg)
Trong Phật giáo Kim Cang Thừa ở các nước như: Tây Tạng, Nepal, Butan,.. Kinh luân là một pháp khí tu tập không thể tách rời khỏi văn hóa và thực hành tâm linh.
Kinh luân cầm tay 100 nghìn biến chú
Kinh luân có rất nhiều kích thước nhỏ cầm tay hay lớn như những chiếc chuông, bên trong có chứa câu thần chú Om Mani Padme Hum
Theo kinh điển Phật giáo thì việc lắp đặt Kinh Luân mang đến lợi lạc vô cùng lớn lao. Khi Kinh Luân được an vị trên núi cao, tất cả chúng sanh ở dưới dù có trực tiếp quay hay chạm đều đón nhận được luồng gió phát ra từ Kim Luân, có thể tiêu trừ mọi nghiệp chướng, giải thoát được khổ đau của ngạ quỵ.
Khi đặt Kinh Luân trên ngọn lửa, tất cả chúng sanh ngửi thấy mùi lửa hoặc nhìn thấy ánh lửa đều được tịnh hóa thoát khỏi mọi đau đớn, lầm than, khổ ải của quỷ đói. Khi để Kim Luân trong nhà sẽ mang lại sự trường lạc, an khang, tạo ra một nguồn năng lượng tích cực, dồi dào. Các bậc thầy Kim Cương Thừa từng dạy rằng nếu một ngôi nhà có đặt kinh Luân thì sẽ luôn được bảo hộ.
Việc sử dụng Kinh luân thông dụng đến mức đi đến đâu bạn cũng có thể thấy mọi người cầm trên tay 01 kinh luân nhỏ gọn, vừa xoay vừa tụng câu chú Om Mani Padme Hum
Đặc biệt, khi vào chùa hay các tu viện dọc các con đường hay hành lang là dày đặc các kinh luân sát nhau, luôn có người vừa đọc chú vừa xoay các kinh luân theo chiều kim đồng hồ
Theo truyền thống Phật giáo mật tông khi đọc và xoay kinh luân như vậy sẽ hóa giải nghiệp chướng, tăng thêm công đức,.. Vì vậy, Kinh luân có khả năng tịnh hóa rất lớn
Kinh luân là đại diện của pháp bảo chữa bệnh và những ý nghĩa tâm linh to lớn:
Sự thực hành Kinh Luân có rất nhiều điều kỳ diệu. Tương truyền, Kinh Luân được mang đến trái đất từ thế giới của loài Rồng (là những chúng sinh sống trong các đại dương) nhờ Bồ Tát Long Thọ vì Ngài được sự mách bảo của Bồ Tát Quán Thế Âm trong một linh kiến rằng” những lợi ích của nó đối với chúng sinh là vô cùng to lớn”. Ngài Long Thọ đã trao cho ngài Dakini mặt Sư Tử phương pháp thực hành Kinh Luân, về sau vị này dạy lại cho Đức Liên Hoa Sinh, người đã truyền nó vào Tây Tạng.
Đức Phật A Di Đà Dạy” kẻ nào trì tụng thần chú sáu âm (Om Mani Padme Hum) trong lúc quay Kinh Luân phước của kẻ đó ngang với 1000 vị Phật”. Đức Liên Hoa Sinh bảo” ngay cả với kẻ thiếu kiên trì,vẫn được những năng lực kỳ diệu. Những ai tinh tấn trì tụng thần chú sáu âm và quay kinh luân thì không nghi ngờ gì nữa, họ sẽ đạt được thập địa”
Một trong những lợi ích của kinh luân là nó tượng trưng cho tất cả các phẩm hạnh của chư Phật và Bồ Tát khắp mười phương. Để làm lợi lạc chúng sinh, chư Phật và Bồ Tát đã thị hiện trong các kinh luân để tịnh hóa tất cả những nghiệp và che chướng của chúng ta, giúp chúng ta hiện thực hóa những thực chứng trên con đường tu tới giác ngộ. Tất cả các chúng sinh trong khu vực các kinh luân được xây dựng sẽ được cứu độ khỏi việc tái sinh vào các cõi thấp; họ sẽ được sinh vào cõi thiên hoặc cõi người, hoặc được vãng sanh vào cõi tịnh độ của đức Phật.
Ý Nghĩa Câu Chú: OM MANI PADME HUM
Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn cầu Quan Thế Âm bồ tát
Om : Quy mệnh
Mani : Viên ngọc như ý
Padme : Bên trong hoa sen
Hum : Tự ngã thành tựu
Có thể dịch câu này là Om, ngọc quý trong hoa sen, Hum. (Om, to the Jewel in the Lotus, hum). Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện hướng tới sự rộng lượng (OM), đạo đức (MA) , , kiên trì , nhẫn nhịn (NI), chuyên cần tinh tấn (PAD) , chú tâm thiền định (ME) và (HUNG) gắn liền với trí tuệ giải thoát là lời cầu nguyên hướng tới các phẩm chất của các vị Phật gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất.
[/chitiet]