[masp]TCLL18+LED30+Cây
[/masp]
[giaban]860,000đ
[/giaban]
[giacu]950,000đ
[/giacu]
[chitiet]



Tượng thích ca hào quang lưu ly
-Kích thước: tượng cao 18cm x 8.8cm,
Bộ sản phẩm gồm: tượng, kệ đèn led tròn 30cm, sạc và cành cây giả
-Chất liệu composite giả lưu ly màu vàng như hình



1. Phật Thích ca là ai
Cha của Phật Thích Ca là vua của bộ tộc Thích Ca thời bấy giờ, Mười hai năm trước khi thế tử ra đời, những nhà tiên tri lừng danh của vương quốc đã tuyên bố rằng vị thái tử sau này sẽ trở thành một nhà vua vĩ đại nhất lịch sử nhân loại hoặc trở thành một nhà hiền triết nổi bật trong thế giới loài người.
Tuy nhiên, vì không muốn Phật Thích Ca thành một vị tu sĩ như lời tiên đoán. Cha của Thái tử đã luôn giữ Ngài ở trong cung điện. Thái tử lớn lên trong sự xa hoa, lạc thú trong cung đúng như một vị vua chúa thời bấy giờ và không được phép nhìn thế giới bên ngoài, đặc biệt không được tiếp xúc với những nhà sư và tu sĩ.
Trong cung điện, Thái tử được học bắn cung, đánh kiếm, cưỡi ngựa, võ thuật đúng như một người nối dõi ngai vàng thực sự. Cho đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn cùng công chúa Đà La và cả hai có với nhau một cậu con trai.
Theo sử sách ghi chép, Phật Thích ca có mọi thứ tốt nhất trên trần gian nhưng trong suy nghĩ của Thích ca luôn thấy mình thiếu thốn một thứ gì đó. Điều này đã lôi kéo Thích ca khỏi những bức tường cao trong cung điện và ra ngoài vi hành trên đường phố kinh thành Ca Tỳ La Vệ. Ngài trông thấy bách tính lầm than, người già, người bệnh và những xác chết đang được mang đi hỏa thiêu.
Có thể nói Thích ca chưa từng thấy những mặt tối này của xã hội và những cảnh tượng bi thảm ấy đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng. Cho đến khi người đánh xe nói với Thích ca rằng mọi người đều phải chịu đựng sự già yếu, bệnh tật và chết chóc. Điều này khiến Thích ca cảm thấy mình không thể sống an yên cả đời trong sự xa hoa như trước đây. Trên đường về cung điện, Thích ca gặp một tu sĩ bước đi trên đường và Thích ca quyết định rời cung điện tìm giải pháp cho sự đau khổ của cuộc đời con người.
Trong đêm khuya hôm ấy, Thích ca từ giã vợ con và phi ngựa đến khu rừng, dùng gươm cắt tóc, thay trang phục tu sĩ đơn sơ. Vậy là vào năm 29 tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa đã chính thức gia nhập vào nhóm người từ bỏ xã hội Ấn Độ thời bấy giờ để tìm hướng giải thoát.


2. Hình dáng tượng Phật Thích Ca
Có rất nhiều giả thiết miêu tả về ngoại hình của Phật Thích Ca trong kinh nhà Phật và các sự tích truyền miệng. Theo đó, Thái tử là một người có đầy đủ 32 tướng tốt và được rèn luyện sức mạnh lẫn ý chí, tâm hồn. Ngài được nuôi dạy chu đáo để hoàn thiện toàn diện cả về văn và võ.
Từ những năm niên thiếu, Thích ca đã được truyền thụ võ công cao thâm và đặc biệt có sở trường trong việc bắn cung. Nhìn chung, trước khi trở thành tu sĩ Ngài là một người có cơ thể cường tráng và phi phàm hơn những người khác thời bấy giờ.

Một tín đồ Bà la môn đã miêu tả chân dung Phật Thích Ca là có làn da đẹp, vẻ ngoài thần thái và oai nghiêm. Có thể nói Thích ca dễ nhìn, đẹp sáng, thể hình và nét trang nghiêm đặc biệt khác người tạo cho người đối diện sự tin tưởng. Theo Anguttara Nikaya kinh số 36, Đức Phật Thích Ca được miêu tả là một người đẹp đẽ, vẻ ngoài trang nghiêm, tâm thanh tịnh và trầm tĩnh như một chú voi được thuần thục hoàn hảo.

Đôi mắt của Đức Phật Thích Ca thường nhìn xuống biểu thị sự quan sát về nội tâm. Giáo lý của Phật hướng đến giúp con người làm chủ mọi quả báo, đau khổ hay an lạc đời mình. Những lời khuyên răn của Phật giúp các quý phật tử tự sửa đổi hành vi trong cả hành động và tâm niệm sao cho đạt được sự an vui, hạnh phúc sau này. Xung quanh tượng Phật Thích Ca có những tia sáng hào quang chiếu rọi biểu thị là ánh sáng tri thức soi chiếu nhân gian. Nơi thờ đức Phật thường đặt tượng Ngài trên đài sen tượng trưng cho sự thanh cao, trong sạch và hàm ý giải thoát mọi trần ai, đau khổ của cuộc đời. Tìm được cái thanh tịnh ngay giữa sự ô uế mới chân thật là thanh tịnh.

Có không ít đệ tử trong quá trình tu hành chưa tôi luyện thành A la hán thường bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của Ngài Thích ca. Nhưng Đức Phật Thích Ca đã có lời khuyên răn rằng đừng nhìn vào hình dáng bên ngoài mà hãy dùng cái tâm thanh tịnh nhìn vào giáo pháp mà ông truyền tụng để cảm nhận được một Đức Như Lai chân thật nhất.


1.3. Danh hiệu Phật Thích Ca nghĩa là gì?

Phật Thích Ca có hai tên hiệu là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa và Thích Ca Mâu Ni. Mỗi tên gọi có những ý nghĩa khác nhau và đã được giải nghĩa trong nhiều bộ kinh Phật.

Tên gọi Kiều Đạt Ma: Là tên gọi thế tục của Thái tử trước khi rũ bỏ hoàng bào đến nơi cửa Phật. Điều Đạt Ma là họ tộc ở Ấn Độ. Hiểu theo tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma chỉ sự hiền lành tốt đẹp và tên Tất Đạt Đa của Ngài hướng đến sự may mắn và cát tường. Tổng thể tên họ của Đức Phật Thích Ca trước đây có thể hiểu là “hoàn thành trọn vẹn”.

Tên gọi “Thích  Ca Mâu Ni”: Thế nhân xưa đã tôn Ngài trở thành Thích Ca Mâu Ni, trong đó Thích Ca chỉ bộ tộc của Ngài. Ngoài ra, theo tiếng Phạn Thích Ca còn có ý nghĩa tương tự như văn võ song toàn. Mâu Ni là cách gọi một cách tôn kính của người Ấn Độ với các bậc thánh nhân hàm ý chỉ những người cạo đầu tu hành và đạt chính quả. Nhìn chung, cái tên Thích Ca Mâu Ni có thể hiểu trọn vẹn là người cạo đầu đi tu thuộc tộc Thích Ca đã thành công giác ngộ.




#phongthuy #trangtrioto #tuong #tuongphat #tuongthichca #tuongphatthichca #thichca #thichcamauni #dothocung #dieutam #mattong #phatthichca #tamthanh #bantho #deoto #trangtri #thocung


[/chitiet]

Có thể bạn quan tâm

Top
Loading